Phương án cải cách những hạn chế tong quy định về Visa, đưa nền kinh tế phát triển

 Phương án cải cách những hạn chế tong quy định về Visa, đưa nền kinh tế phát triển

PHƯƠNG ÁN CẢI CÁCH NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH VỀ VISA,

ĐƯA NỀN MINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mục tiêu cải cách Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực người nước ngoài ổn định.
Đối tượng của chính sách Điểm hạn chế Hướng giải quyết
Nhân lực có tay nghề cao Chỉ tiêu bị giới hạn Điều kiện đổi khó khăn Tăng cường nhân lực có tay nghề cao đã được kiểm chứng üTăng chỉ tiêu E-7-4 üTrao quyền đề tử cho chính quyền địa phương và doanh nghiệp üCó nghĩa vụ làm việc liên tục trong thời gian quy định Hiệu quả:Cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân lực có tay nghề cao ổn định
Du học sinh Tách biệt giữa du học và xin việc. Chỉ cho phép xin việc ở các ngành nghề chuyên môn, hành chính sau khi tốt nghiệp Tăng cường kết nối việc làm cho du học sinh sau tốt nghiệp üCho phép xin việc toàn diện trong vòng 3 năm sau khi tốt nghiệp üTrao cơ hội việc làm thông qua thực tập tại các doanh nghiệp üMở rộng việc làm tại các khu vực dân số giảm Hiệu quả: Thúc đẩy xin việc cho du học sinh thông qua mở rộng các kênh xin việc trong ngành công nghiệp
Nhân tài ưu tú ở các lĩnh vực  tiên tiến Giới hạn phạm vi xin việc dành cho gia đình của nhân lực ưu tú tại các lĩnh vực tiên tiến Hỗ trợ định cư cho các nhân tài ưu tú ở các lĩnh vực tiên tiến üMở rộng visa xin việc cho người nhà üĐổi mới các điều kiện định cư như cấp visa nhanh Hiệu quả: Đảm bảo nguồn nhân lực R&D trong nước bằng những nhân tài ưu tú tại các lĩnh vực tiên tiến
BỘ TƯ PHÁP               THÔNG CÁO BÁO CHÍ                    

Phân phát 24.08.2023 (Thứ 5)

Cải cách những hạn chế trong quy định về Visa dành cho Nhân lực có tay nghề kDu học sinh lNhân tài ưu tú ở các lĩnh vực tiên tiến

Bộ Tư pháp đã phát biểu về “Phương án cải cách những hạn chế trong quy định về Visa, đưa nền kinh tế phát triển” tại Hội nghị chiến lược đổi mới hạn chế lần thứ 4 vào ngày 24 tháng 8 vừa qua.

Mở rộng chiến lược nhân lực người nước có tay nghề cao (E-7-4) (35.000 người)

  • Đầu tiên, Bộ Tư pháp sẽ hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể tiếp tục tuyển dụng lao động bằng việc tăng mức chỉ tiêu chuyển đổi sang visa lao động có tay nghề cao (E-7-4) từ 2.000 người năm ngoái lên 35.000 người vào năm nay.
  • Bộ Tư pháp sau khi phát biểu về phương án tăng cường nguồn nhân lực có tay nghề cao(E-7-4) tại Hội nghị chiến lược ngân sách quốc gia ngày 28 tháng 6 đã tập trung lắng nghe sự ý kiến phản hồi thông qua các hoạt động như đến thăm hiện trường (Khu công nghiệp nặng số 3 của Huyndae tại Jeonnam ngày 10/7), Diễn đàn giới kinh tế (ngày 26/7).
  • Để doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến cử người lao động nước ngoài, và đối với người lao động được tiến cử nếu đáp ứng đủ yêu cầu thiết yếu như năng lực tiếng Hàn sẽ được xem xét ưu tiên chuyển đổi visa, Bộ tư pháp sẽ hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tuyển dụng nhân tài mà mình mong muốn.
  • Tuy nhiên, người lao động bắt buộc phải làm việc tại nơi làm việc hiện tại trong khoảng thời gian nhất định để tránh sự chuyển đổi nơi làm việc ngay sau khi người lao động nước ngoài được chuyển đổi sang visa lao động có tay nghề cao.

Tăng cường kết nối việc làm cho du học sinh sau khi tốt nghiệp (Như cho phép xin việc trong vòng 3 năm)

  • Theo đó, Bộ Tư pháp sẽ cải cách những hạn chế xin việc làm đối với du học sinh góp phần giảm thiểu nạn thiếu nhân lực tại doanh nghiệp.
  • Thứ nhất, cho phép du học sinh xin việc trong vòng 3 năm sau khi tốt nghiệp
  • Số lượng du học sinh theo học cử nhân trong nước chỉ sau 12 năm đã tăng gấp 2 lần từ “70.000 người năm 2010” lên đến “140.000 người năm 2022”, nhưng tỉ lệ xin việc làm của du học sinh năm 2022 chỉ dừng lại ở con số 16%.
  • Tính đến nay, do chỉ cho phép du học sinh sau khi tốt nghiệp được xin việc ở các ngành nghề chuyên môn, hành chính văn phòng nên nhiều du học sinh đã không thể xin được việc làm trong nước và không còn cách nào khác là phải quay về quê hương hoặc chuyển qua nước thứ 3.
  • Về việc này, Bộ Tư pháp đề nghị góp vần vào việc giảm vấn nạn thiếu nhân lực tại các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng cơ hội xin việc làm của du học sinh như cho phép xin việc trong vòng 3 năm sau khi tốt nghiệp, chuyển đổi sang visa lao động có tay nghề (E-7-4)
  • Thứ 2, du học sinh sau khi tốt nghiệp trong trường hợp nhận đào tạo trong thời gian nhất định với điều kiện tuyển dụng tại các doanh nghiệp đóng tàu sẽ được phép chuyển đổi sang visa lao động chuyên môn E-7.
  • Thứ 3, Bên cạnh việc mở rộng chính sách visa đặc biệt cho vùng với đối tượng thí điểm là du học sinh, sẽ hệ thống hóa hỗ trợ địa phương.
  • Du học sinh sau khi tốt nghiệp trong trường hợp sinh sống tại khu vực dân số giảm sau một thời gian nhất định khi nhận được đề cử của địa phương sẽ có thể chuyển sang visa có thể tự do xin việc.
  • Đặt nền tảng trong luật pháp, chế độ để có thể hỗ trợ theo hệ thống việc vận hành các chính sách như lao động thời vụ, visa đặc biệt cho khu vực, … tại địa phương.

Hỗ trợ định cư cho nhân tài ưu tú ở các lĩnh vực tiên tiến

  • Suốt thời gian vừa qua, cho dù là nhân tài ưu tú thì vợ/ chồng chỉ có thể nhận visa bảo lãnh không phải visa đi làm nên gặp hạn chế trong việc xin việc làm.
  • Về việc này Bộ Tư pháp sẽ hỗ trợ định cư ổn định thông qua việc cải cách điều kiện cư trú đối với du học sinh ở lĩnh vực tiên tiến như nhanh chóng cấp visa và cấp visa lao động cho vợ/ chồng để tăng cường nhân lực nghiên cứu phát triển (R&D) của Hàn Quốc.

pBộ trưởng Bộ Tư pháp ông Han Donghun cho biết tăng cơ hộ tuyển dụng để các doanh nghiệp có thể tuyển người lao động hợp pháp thay vì bất hợp pháp, mặt khác đối với người cư trú bất hợp pháp sẽ có những đối ứng nghiêm khắc để giảm thiểu nỗi lo của nhân dân. ø Phương án cải cách những hạn chế trong quy định về Visa lần này được đồng phát triển bởi phòng điều phối chính phủ và đơn vị xúc tiến đổi mới quy chế.

Related post